Một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam

Một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam
Một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam

Gạch Việt Hương giới thiệu một số công trình kiến trúc cổ ở Việt nam, các công trình này luôn là tâm điểm ghé thăm của nhiều du khách trong nước và quốc tế bởi nét kiến trúc đặc trưng, độc đáo và cổ điển. Các địa điểm cổ xưa này không chỉ mang vẻ đẹp của thời đại mà còn ẩn chứa giá trị tinh thần và văn hóa đối với dân tộc Việt.

Một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam
Một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam

Một số công trình kiến trúc cổ – Các thành cổ Việt Nam

Một số thành cổ vẫn tồn tại ở Việt Nam

Thành Cổ Loa – Thành cổ lâu đời nhất Việt Nam

Thành Cổ Loa hay còn gọi với cái tên Loa Thành là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương nay thuộc huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Là tòa thành có niên đại lâu đời nhất của lịch sử Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành và chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy.

Thành Cổ Loa - Thành cổ lâu đời nhất Việt Nam
Thành Cổ Loa – Thành cổ lâu đời nhất Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích lịch sử quan trọng bậc nhất trong hệ thống di tích Việt Nam, được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Được xây dựng bằng đá khối với các cửa chính và mái vòm theo kiểu Tam Quan, thành Thăng Long toát ra vẻ uy quyền, trang nghiêm của thời đại phong kiến Việt Nam

2 hoang thanh thang long di san van hoa the gioi
Hoàng thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới

Kinh thành Huế – Kinh đô triều Nguyễn

Kinh thành Huế, cố cung Huế hay Thuận Hóa Kinh Thành là nơi đóng đô của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trong suốt 140 năm, nay thuộc địa phận thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kiến trúc của Hoàng thành Huế là sự kết hợp của 2 lối kiến trúc Đông – Tây được xây dựng khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832, nằm trên bờ bắt của sông Hương, hướng về phía Nam.

Kinh thành Huế - Kinh đô triều Nguyễn
Kinh thành Huế – Kinh đô triều Nguyễn

Thành cổ Quảng Trị – Ghi dấu 81 ngày đêm hào hùng

Thành cổ Quảng trị hay còn được gọi là Cổ thành Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi được cả thế giới biết đến khi ghi dấu trận chiến 81 ngày đêm đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam. Cổ thành được xây theo lối kiến trúc thành trì cổ của Việt Nam với 4 cửa chính ở các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Phần tường được xây kiên cố bằng gạch nung cỡ lớn, kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác. Ngày nay, thành cổ Quảng Trị là nơi đồng bào Việt Nam và du khách quốc tế ghé thăm, dâng hương tưởng niệm và nhớ ơn các chiến sĩ đã hết mình vì tổ quốc trong những năm kháng chiến.

4 thanh co quang tri ghi dau 81 ngay dem hao hung
Thành cổ Quảng Trị – Ghi dấu 81 ngày đêm hào hùng

Thành cổ Vinh – Chứng nhân lịch sử của Nghệ An

Thành cổ Vinh, hay tên quen thuộc hơn là thành cổ Nghệ An được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay. Thành cổ Vinh mang nét đặc trưng của kiến trúc đồ sộ, được xây bằng đá và gạch bao gồm cổng thành, tường bao và các công trình khác trong lòng thành. Ngày nay Thành cổ Vinh là điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến ghé thăm.

5 thanh co vinh chung nhan lich su cua nghe an
Thành cổ Vinh – Chứng nhân lịch sử của Nghệ An

Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ xưa

Một số công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ xưa

Đền Hùng

Đền Hùng (tên chữ là Hùng Vương miếu) được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì đến thời Hậu Lê thì hoàn chỉnh theo bố cục hiện nay. Đây là nơi thờ phụng các vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Linh, Việt Trì, Phú Thọ. Đền Hùng được xây theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái, hậu cung, 1 chuôi vồ và 2 nhà oản, có phương đình nối tiền bái với hậu cung. Vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, đây là nơi tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – một đại lễ quan trọng bậc nhất Việt Nam gắn với câu thơ: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”.

6 den hung noi tho phung 18 doi vua hung va 3 than nui
Đền Hùng – Nơi thờ phụng 18 đời vua Hùng và 3 thần núi.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di sản văn hóa lâu đời, được xây dựng vào thế kỷ X, nơi đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tập trung nhiều kiến trúc đặc sắc như Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) – Quốc Tử Giám, vườn Giám, hồ Văn. Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nơi đây lưu giữ 82 bia tiến sĩ của Triều Lê và Triều Mạc, là điểm đến du lịch không thể bỏ qua khi đến với Thủ Đô.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có tên ban đầu là Liên Hoa Đài với lối kiến trúc độc đáo, 1 điện thờ đặt trên một cột duy nhất. Ngôi chùa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử to lớn, là một trong những điểm đến linh thiêng bậc nhất thủ đô Hà Nội. Năm 2012, tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức công nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”. Dù sau nhiều lần trùng tu, chùa vẫn lưu giữ được nét cổ kính của kiến trúc thời Lý, có thể nói rằng, chùa Một Cột là một trong những kiến trúc cổ đặc biệt nhất ở Việt Nam.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Chùa Một Cột – Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á.

Chùa Hương

Cùng với chùa Một Cột, chùa Hương cũng là một trong những điểm đến thiêng liêng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Quần thể Chùa Hương gồm nhiều đền, chùa, hang động, trong đó chùa Thiên Trù (chùa Ngoài) và động Hương Tích (chùa Trong) là 2 biểu tượng đặc trưng nhất. Chùa Ngoài có một cổng tam quan được xây trên một khoảng sân rộng rãi lát gạch hoàn toàn. Trên sân có một tháp chuông 3 tầng mái ngói, thể hiện rõ nét lối kiến trúc cổ xưa. Chùa Trong là một tác phẩm của thiên nhiên với những vách đá hùng vĩ và các bậc đá cheo leo cùng nhiều nhũ đá độc đáo.

9 hinh chua huong logo viet huong chu thich chua huong vung dat thieng lieng giua nui non

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, có bề dày lịch sử hơn một thế kỷ cùng nét kiến trúc Gothic Pháp cổ kính, công trình này chính là điểm đến tâm linh và là biểu tượng văn hóa của Sài Gòn. Ngày nay, nhà thờ tọa lạc tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, dù trải qua nhiều trận mưa bom đạn khốc liệt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhà thờ Đức Bà vẫn đứng sừng sững uy nghiêm, là nhân chứng của biết bao biến động, sự đổi thay và phát triển của thành phố trẻ.

10 nha tho duc ba cong trinh kien truc mang dam chat phap
Nhà thờ Đức Bà – Công trình kiến trúc mang đậm chất Pháp.

>>> Xem thêm:

Trên đây là một số công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam, hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức bổ ích. Để tìm mua các sản phẩm gạch ốp lát mang phong cách hoài cổ, bạn có thể ghé thăm các showroom Gạch Việt Hương trên toàn quốc.

Đăng ký nhận Catalogue và báo giá nhận ngay ưu đãi HOT